Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Đồng Cỏ Xanh

Tác phẩm sáng tác còn có tên tiếng Anh là Dear Brother đã được chuyển thể thành phim điện ảnh và công chiếu vào ngày 2 tháng 10 năm 2015. Bộ phim được đạo diễn Victor Vũ bắt tay hợp tác với nhiều hãng phim lớn cùng sự đầu tư bá đạo đến từ Cục Điện Ảnh Việt Nam.

Nhà văn Nguyễn Nhật Ảnh là tác giả của câu truyện Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Đồng Cỏ Xanh từng lấy không biết bao nhiêu nước mắt của những cô cậu bé mới lớn vào thập niên 80 - 90.

Bộ phim chuyển thể được đầu tư từ tạo hình nhân vật tới những khung hình đẹp tới phát ngất cùng nhạc phim ấn tượng, nằm trên bảng xếp hạng những ca khúc được nhiều người nghe suốt thời gian phim công chiếu và cả sau đó nữa.

Tác phẩm giàu cảm xúc không chỉ nói về tình cảm thơ dại ngày đầu của những đứa trẻ còn kể về tình gia đình, tình xóm giềng và đặc biệt là tình anh em. Cuộc sống của những đứa trẻ được sinh ra và lớn lên ở vùng quê bao la bát ngát những cánh đồng cùng ngày hè lấm lem bùn đất khiến Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Đồng Cỏ Xanh càng trở nên chân thật hơn trong lòng độc giả lẫn khán giả.

Mắt Biếc

Vẫn là một tác phẩm khác của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Nếu kể về đồ nổi tiếng và được nhiều người biết tới thì Mắt Biếc có vẻ nhỉnh hơn Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Đồng Cỏ Xanh chút ít.

Truyện xoay quanh bốn nhân vật chính là Ngạn, Hà Lan, Dũng và Trà Long. Ngạn yêu thương Hà Lan từ hồi còn tấm bé, khi cả hai cùng có kỷ niệm trẻ thơ nô đùa trên những cánh đồng cho tới khi hai cô cậu lớn lên. Ngạn mãi giữ Hà Lan trong tim như một mối tình đẹp và Hà Lan có thể nói là hình mẫu lý tưởng của một người con gái trong lòng Ngạn. Ngôi làng Đo Đo chứa đựng những hình ảnh đẹp nhất của cả hai được khắc họa rất đẹp, chẳng khác nào bê nguyên mẫu từ trong truyện ra cả.

Thế nhưng số phận trớ trêu để Hà Lan lên thành phố học và gặp Dũng, chàng công tử đào hoa và "biết chơi" đã cướp mất trái tim của cô gái mới lớn. Còn Ngạn, anh vẫn mãi yêu Hà Lan như ngày đầu, mỗi khi Hà Lan buồn, anh đều là bờ vai cho cô dựa vào.

Không lâu sau đó, Trà Long ra đời. Trà Long là con gái của Hà Lan và Dũng. Hà Lan mãi đợi Dũng dù biết có thể hắn mãi chẳng trở về. Còn Ngạn thì tiếp tục bảo bọc cho hai mẹ con Hà Lan, tuy Hà Lan chưa bao giờ chấp nhận tình cảm của anh.

Rồi thì Trà Long cũng lớn, cô bé chẳng khác nào một phiên bản thu nhỏ của Hà Lan. Ngạn dần tìm thấy một Hà Lan khác trong chính Trà Long. Trà Long giống mẹ y đúc nhưng cô mạnh mẽ hơn Hà Lan rất nhiều. Cô mạnh dạn bày tỏ tình cảm của mình với Ngạn và hứa sẽ quay lại tìm Ngạn. Thế nhưng ngày Hà Lan lên xe hoa cũng là ngày Ngạn nhận ra anh sẽ chẳng bao giờ quên được Hà Lan, Ngạn bỏ làng Đo Đo và cả Trà Long để đi xa xứ, không muốn xem Trà Long là vật thế thân của Hà Lan.

Cô Gái Đến Từ Hôm Qua

Có thể nói trong ba câu truyện đã được chuyển thể thành phim của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh thì Cô Gái Đến Từ Hôm lấy chủ đề về tình yêu tuổi học trò xuyên suốt bộ phim.

Hai nhân vật chính trong phim là nam chính Anh Thư và nữ chính Việt An hay từng được gọi là Tiểu Ly lúc còn nhỏ. Tình yêu học trò của cả hai đẹp và tươi sáng như một đóa hoa nở vào buổi bình minh.

Thật ra Anh Thư và Tiểu Ly đã biết nhau từ nhỏ. Thế nhưng vì gia đình Việt An chuyển đi nên cả hai dần xa nhau. Vào năm học cấp ba, Việt An chuyển tới học chung lớp với Anh Thư, có điều cô gái xinh đẹp Việt An khác xa cô bé Tiểu Ly năm nào nên Anh Thư nào nhận ra. Và rồi Anh Thư cảm nắng Việt An, từ đó bắt đầu con đường theo đuổi và chinh phục trái tim cô gái.

Tình yêu tuổi học trò được Nguyễn Nhật Ánh miêu tả rất chân thật và hồn nhiên. Từ những màn tỏ tình bá đạo đến những lần "tình cờ" gặp gỡ mà quân sư Hải gầy bày ra giúp đỡ nam chính khiến khán giả buồn cười vô cùng.

Ai cũng từng có một thời học trò hồn nhiên trong sáng, mối tình thơ học sinh luôn là điều được vỗ số những tác phẩm nhắc tới. Thế nhưng với Cô Gái Đến Từ Hôm qua, sự trong sáng của tình yêu tuổi học trò được Nguyễn Nhật Ánh miêu tả rất chân thật.